Ven bờ sông Hồng tại Hà Nội là nơi có miền quỹ đất lón với vị trí và cảnh quan đẹp để phát triển các khu đô thị. Đây là khu vực cần phát triển bài bản, hợp lý và hài hòa lợi ích các bên.
Tại mặt đê sông Hồng tại quân Hoàn Kiếm cách con đường Trần Nhật Duật là những căn nhà lụp xụp, những bãi cỏ bỏ hoang và nhũng thửa ruộng trồng hoa màu nhỏ tại bãi giũa sông Hồng.
Trái ngược với đó là sự sầm uất, náo nhiệt của trung tâm Hà Nội, những dãy phố cổ vói cái giá đắt dỏ và gần như là không còn không gian để phát triển không gian đô thị.
Qũy đất ven sông Hồng đã được chính quyền và nhiều doanh nghiệp hướng tới để mỏ rộng không gian cho Hà Nội tù lâu. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 40km, riêng đoạn tù nơi quy hoạch xây cầu Hồng đến cầu Thanh Trì có diện tích khoản 11000ha, gấp đôi diện tích quận Hoàn Kiếm. Bài toán sử dụng “quỹ đất vàng” như nào cho hợp lý là điều mà Hà Nội đang tìm lời giải. Cùng tập đoàn Rose Group tìm những lời giải đáp dưới đây.
Quỹ đất quy mô rộng lớn
Trong lịch sử, đoạn đê qua Hà Nội có nhiều lần bị vỡ vào mùa lũ, có năm mực nước vượt 11 m. Điều này cho thấy nước lũ là nguyên nhân chính khiến quỹ đất ngoài đê 2 bên bờ sông Hồng khó phát triển đô thị.
Cách đây 10 năm, khi Thủy điện Sơn La được khánh thành, cùng đó là các thủy điện khác như Hòa Bình, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng… giúp giữ lại hàng chục tỷ m3 nước vào mỗi mùa lũ. Từ đó, nước lũ ở sông Hồng không còn là vấn đề quá lớn với Hà Nội, bài giữa sông Hồng nhiều năm không bị ngập ngay cả vào giữa mùa lũ.
Vì vậy ngay từ những năm 2000, Hà Nội đã bắt đầu xúc tiến quy hoạch 2 bờ sông Hồng với quỹ đất rộng lớn.
Trong quỹ đất 11.000 ha được nhắm đến trong quy hoạch với diện tích mặt sông là 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá…
Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).
“Đất vàng” gần khu vực trung tâm
Đoạn sông Hồng chảy ra trung tâm Hà Nội gần như đi theo hướng bắc – nam, qua một loạt quận trung tâm như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên… Đây đều là những quận có giá đất thuộc hàng đắt đỏ nhất Hà Nội.
Hiện tại, giá đất tại các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng dao động trong khoảng 200-300 triệu đồng/m2, nếu vị trí tốt và thuận tiện giao thông, giá đất có thể đạt 500-600 triệu đồng/m2. Tại quận Long Biên và Hoàng Mai, giá đất phổ biến trong khoảng 150-200 triệu đồng/m2.
Riêng tại quận Hoàn Kiếm, các khu vực phố cổ từng chứng kiến các giao dịch trong khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi m2. Tuy nhiên, các giao dịch rất ít ỏi vì quỹ đất hạn chế.
Các chung cư dọc đê sông Hồng trên trục đường Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái, Nghi Tàm cũng có giá rất đắt đỏ. Ví dụ dự án chung cư Aqua Central 44 Yên Phụ (quận Hoàn Kiếm) có giá khoảng 80-90 triệu đồng/m2; dự án Sun Grand City Ancora Residence (Lương Yên, quận Hai Bà Trưng) có giá khoảng 80-85 triệu đồng/m2; chung cư tại Times City (quận Hai Bà Trưng) có giá khoảng 50-60 triệu đồng/m2…
Hài hòa lợi ích giữa các bên khi khai thác quỹ đất
ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phát triển 2 bên sông Hồng sẽ giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc và tạo dựng tiền đề để xây dựng một trục không gian cảnh quan xanh, đô thị sinh thái tại 40 km ở 2 bờ sông.
“Nếu thành phố tạo được cơ chế hợp lý, đây sẽ là mỏ vàng cho Hà Nội khai thác và phát triển”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Chính nhấn mạnh cái vướng nhất hiện nay, không nhà đầu tư nào dám vào vì đây là khu vực thoát lũ. Thực tế, vấn đề thoát lũ vẫn phải chờ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kinh nghiệm và bài học phát triển quỹ đất dọc sông Sài Gòn và bán đảo Thủ Thiêm có thể là điều mà Hà Nội có thể tham khảo.